Lucky88 đưa tin: Thư ASIAD 2023: Những người hùng thầm lặng của Á vận hội
Tại ASIAD 2023, nếu các VĐV là “diễn viên chính” thì những nhà tổ chức, các tình nguyện viên và giới truyền thông là hậu cảnh. Tuy nhiên, không nhắc đến những người lao công thì sẽ là một thiếu sót lớn. Với tôi họ là những người hùng thầm lặng của đại hội…
Xem thêm: Cá cược thể thao online
Hàng Châu những ngày diễn ra ASIAD 19, có lẽ nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy các địa điểm thi đấu và trung tâm báo chí sạch đến không ngờ, thậm chí nhà vệ sinh luôn thơm phức. Chưa hết, các địa điểm công cộng của thành phố Hàng Châu như tàu điện ngầm, ga xe lửa… đều tương tự. Để làm được điều ấy, hàng ngàn lao công của nước chủ nhà đã phải nỗ lực vất vả mỗi ngày.
Những ngày qua, tôi có dịp hỏi chuyện các cô chú lao công đang làm việc tại trung tâm báo chí. Sở dĩ gọi cô chú, bởi hầu hết những người được tuyển chọn vào làm công việc tạp vụ và lao công ở các địa điểm thi đấu, trung tâm báo chí và truyền hình của đại hội đều trên 55 tuổi. Tuy nhiên, để hỏi chuyện các nhân viên lao công ở đây chẳng hề dễ do tất cả đều không biết ngoại ngữ. Vì thế, tôi đã cậy nhờ đến các tình nguyện, dẫu các em trẻ ở đây cũng chỉ bập bõm, cho nên câu chuyện của chúng tôi hầu hết là nhờ chuyển ngữ thông qua điện thoại thông minh.
Bác Chun Yin – nhân viên lao công ở khu nhà vệ sinh của trung tâm báo chí (MPC), cho biết: “Tôi được BTC Asian Games 19 nhận vào làm từ một đợt tuyển dụng từ đầu năm 2023 và được huấn luyện khá kỹ càng về phương pháp vệ sinh và xử lý những vấn đề đơn giản của nhà vệ sinh. Sở dĩ thế, vì nhiều người trong chúng tôi ở quê ra, nhà nghèo nên đâu có biết xài những trang thiết bị quá hiện đại của đại hội. Tôi làm đợt này cũng có thêm thu nhập cho hai vợ chồng già, tết này cũng có quà mừng cho mấy đứa cháu. Tuy nhiên, cậu đừng chụp hình bọn tôi, thực sự tôi không muốn con cháu ở nhà biết tôi đi làm thêm, kẻo bọn nó lại càu nhàu, mệt lắm!”.
Lúc tôi viết lá thư này, chắc con cháu của bác Chun Yin chẳng biết về chuyện cha mình đi làm thêm. Bác bảo: “Cậu muốn gì cứ hỏi, tôi đều có thể trả lời, nhưng đừng chụp ảnh”, do đó tôi đành tôn trọng người đàn ông ấy. Không chỉ bác Chun Yin, nhiều nhân viên lao công mà tôi gặp họ cũng giống như thế.
Có thâm nhiên lâu năm trong nghề lao công, cô Zhang Queji chia sẻ: “Ở Trung Quốc, những người lao công như tôi nhiều lắm, tôi có hơn 20 năm làm nghề này rồi. Vì cuộc sống cực nhọc nên cứ có nghề lương thiện để kiếm được tiền là tôi làm thôi. Làm nghề này, những nhiều người bọn tôi vẫn có thể nuôi con ăn học đàng hoàng, tôi muốn bọn trẻ sẽ khá hơn thế hệ chúng tôi”.
Cô Zhang Queji còn kể: “Tôi đến nhận việc nhân kỳ Asian Games lần này là do một người cháu giới thiệu. Thậm chí nhiều tình nguyện viên cũng giới thiệu cha mẹ đi làm ở đại hội. Chúng tôi chẳng mong được học hỏi hay tiếp xúc nhiều người ở Á vận hội lần này, chỉ là do công việc này giúp chúng tôi có thêm thu nhập, nhưng được gặp gỡ các vị khách quốc tế như cháu là bọn tui cũng thấy vui”.
Bạn Zhang Sienji – tình nguyện viên đã giúp tôi thực hiện bài viết này, thổ lộ: “Các cô chú ở đây chia ca ra làm, một ngày mỗi người làm khoảng 8 tiếng và cứ 4 tiếng là xoay vòng ở các điểm trong khu vực nhà vệ sinh và các nơi thi đấu. Nhiệm vụ của họ là phải đảm bảo ở tất cả các địa điểm thi đấu và trung tâm báo chí không có một cọng rác nào. Công việc tưởng đơn giản, nhưng vất vả lắm”.
Lúc tôi ngồi viết lá thư này, cô Zhang Queji vẫn đang thu rác ở phòng báo chí. Thấy tôi, cô gật đầu chào và tập trung vào công của mình. Nhìn họ bất giác tôi nhớ mẹ mình ở quê nhà. Với tôi, để có một Asian Games 19 thành công rực rỡ, không thể không kể đến những người hùng thầm lặng như thế này…
0コメント